36 C
Hanoi
Thứ Bảy, 27/07/24
spot_img
Trang chủĐẹp dángKinh nghiệm giảm cânCách điều trị thừa cân, béo phì hiệu quả và khoa học
spot_img

Cách điều trị thừa cân, béo phì hiệu quả và khoa học

(Thammykorea) -Tổ chức Y tế thế giới đã phân loại béo phì như một bệnh mạn tính. Điều trị thừa cân béo phì giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan và cải thiện chất lượng sống của người bệnh.

Thừa cân, béo phì đang ngày càng gia tăng nhanh chóng trên thế giới. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người mắc càng tăng nhanh hơn. Năm 2020, ước tính khoảng 15% dân số thế giới mắc bệnh béo phì, đến năm 2030, con số này sẽ lên tới 18%. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ béo phì tăng nhanh nhất trong điều tra năm 1995-2016. Sự gia tăng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.

Béo phì là yếu tố nguy cơ cao của các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường type 2. Do đó cần điều trị thừa cân, béo phì để ngăn chặn các nguy cơ này.

Hiện tại các quốc gia ở châu Âu, Mỹ đã có những hướng dẫn điều trị thừa cân, béo phì. Các biện pháp bao gồm thay đổi lối sống (dinh dưỡng, thay đổi hành vi và tập luyện), dùng thuốc và giảm cân.

Hướng dẫn điều trị thừa cân, béo phì - Ảnh 1.
(Thammykorea) – Đo vòng bụng, kiểm tra chỉ số BMI để xác định tình trạng thừa cân, béo phì.

2.Hướng dẫn điều trị thừa cân, béo phì

Mục tiêu điều trị thừa cân, béo phì là giảm được 5-10% cân nặng trong vòng 6-12 tháng; giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân. Mỗi biện pháp điều trị cần phải cá nhân hóa phù hợp với tình trạng sức khỏe, bệnh lý kèm theo và cũng cần chú ý tới phong tục, tập quán của người bệnh.

2.1 Dinh dưỡng điều trị thừa cân, béo phì

Nguyên tắc của dinh dưỡng điều trị là thực hiện chế độ giảm năng lượng nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ và cân bằng dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cả về số lượng và chất lượng. Không có tỉ lệ lý tưởng về thành phần dinh dưỡng cho mọi bệnh nhân, nhưng nhìn chung là cần hạn chế chất bột và chất béo.

Kế hoạch can thiệp dinh dưỡng lưu ý đến nhu cầu tổng mức năng lượng của mỗi cá thể khác nhau, phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng, tuổi, giới tính, mức độ hoạt động thể lực, yếu tố tâm lý và các bệnh kèm theo.

Theo đó, các chất dinh dưỡng được tính như sau:

– Glucid: Cần tăng cường sử dung các nguồn glucid giàu chất dinh dưỡng, có nhiều chất xơ và được chế biến ở mức tối thiểu. Nên chọn khẩu phần ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, các loại hạt và các sản phẩm từ sữa với lượng đường bổ sung tối thiểu.

Người mắc đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường cần hạn chế các loại thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết (GI – glucose index) cao.

– Lipid: Cần hạn chế sử dụng thực phẩm đã chế biến sẵn, chất béo bão hòa (có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật), acid béo thể chuyển hóa và cholesterol. Cụ thể:

+ Chất béo bão hòa nên dưới 10% tổng năng lượng khẩu phần ăn mỗi ngày.

+ Lượng cholesterol (có nhiều ở phủ tạng động vật) nên dưới 300mg/ngày.

Nên sử dụng các loại chất béo không no, có nhiều trong dầu thực vật, mỡ cá. Nên ăn thịt nạc, cá, protein có nguồn gốc thực vật. Hạn chế thức ăn chiên rán kỹ, thực phẩm có dầu mỡ được chế biến ở nhiệt độ cao hoặc sử dụng lại dầu mỡ đã đun ở nhiệt độ cao.

– Protein: Không có tỉ lệ lý tưởng protein trong chế độ dinh dưỡng mà tùy từng trường hợp sẽ có nhu cầu thích hợp. Mức protein được khuyến cáo chung hiện nay là 1-1,5g/kg cân nặng/ngày; hoặc 15-20% tổng năng lượng mỗi ngày.

– Vitamin và khoáng chất: Chế độ ăn cần cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Hiện nay chưa có bằng chứng về việc bổ sung dinh dưỡng như vitamin liều cao, chất khoáng, enzyme, chất chống oxy hóa… có hiệu quả trong việc quản lý béo phì hoặc giảm cân. Tuy nhiên, do người béo phì có nguy cơ thiếu vi chất, bao gồm vitamin D, vitamin B12 và sắt… Do vậy quá trình điều trị cần xem xét để bổ sung các vitamin/chất khoáng này. Đặc biệt với trường hợp thực hiện chế độ ăn năng lượng thấp hoặc điều trị giảm cân bằng thuốc/phẫu thuật thì cần chú ý vấn đề này nhiều hơn.

Ngoài ra cần hạn chế bia, rượu; bỏ thuốc lá; tránh ăn vặt và bỏ bữa để giảm cân; tăng cường chất xơ; duy trì đầy đủ 3 bữa chính…

Quan tâm: Tín hiệu đầy hứa hẹn từ thử nghiệm thuốc trị béo phì

2.2 Vận động thể lực

Vận động thể lực thường xuyên đã được chứng minh là cải thiện các yếu tố nguy cơ chuyển hóa nghiêm trọng và kết hợp với giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính ở người thừa cân, béo phì.

Do vậy, người bệnh nên tránh lối sống tĩnh tại, tăng cường vận động, hạn chế xem tivi, chơi điện tử. Nên đi cầu thang bộ thay vì thang máy, tăng cường làm việc gia đình. Nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, tùy tình hình sức khỏe, tuổi tác, giới tính có thể lựa chọn các bài tập phù hợp.

Hướng dẫn điều trị thừa cân, béo phì - Ảnh 2.
(Thammykorea) – Tập các bài tập phù hợp là một trong những cách kiểm soát tốt cân nặng.

2.3 Điều trị thừa cân, béo phì bằng thuốc

Các thuốc điều trị để giảm cân sử dụng lâu dài được chỉ định cho những người có BMI từ 30 trở lên và những người có BMI  từ 27 có mắc các bệnh kèm theo. Các thuốc điều trị giảm cân không nên điều trị đơn liệu và cần kết hợp với thay đổi lối sống.

Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt các thuốc để quản lý cân nặng cả ngắn hạn và dài hạn như là biện pháp bổ sung cho chế độ ăn kiêng, luyện tập và thay đổi hành vi. Cụ thể:

– Phentermine: Được chỉ định sử dụng cùng với chế độ ăn và tập thể dục để điều trị béo phì, đặc biệt ở những người có yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao hoặc đái tháo đường.

Thuốc chỉ sử dụng cho đơn trị liệu ngắn hạn (từ 12 tuần trở xuống); không sử dụng kết hợp với bất kỳ loại thuốc nào khác để giảm cân.

Những người mắc bệnh tim mạch có triệu chứng, cường giáp, tăng huyết áp vừa đến nặng, tăng nhãn áp, hoặc xơ cứng động mạch tiến triển thì không được sử dụng thuốc này.

Phải tuân thủ tuyệt đối liều dùng cũng như lộ trình dinh dưỡng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu lạm dụng thuốc, có thể dẫn đến nhiễm độc mãn tính, bao gồm rối loạn tâm thần giống như tâm thần phân liệt, mất ngủ rõ rệt, cáu kỉnh, tăng động và thay đổi tính cách. Việc ngừng thuốc đột ngột sau khi dùng liều cao kéo dài có thể dẫn đến tình trạng cực kỳ mệt mỏi, trầm cảm và thay đổi điện não đồ khi ngủ.

– Có 5 loại thuốc giảm cân được FDA chấp thuận sử dụng lâu dài (trên 12 tuần) ở người trưởng thành có BMI từ 27kg/m2 trở lên, có mắc một hoặc nhiều bệnh kèm theo (đái tháo đường type 2, tăng huyết áp và/hoặc rối loạn chuyển hóa) và người có động cơ giảm cân. Các thuốc đó bao gồm: Orlitat, phentermine/topiramate ER, naltresone/bupropion ER, ligaglutide 3mg và semaglutide 2,4mg.

Tuy nhiên, thuốc có lợi ích giảm cân thành công và cũng có nhiều nguy cơ bất lợi, do đó trước khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân sử dụng, bác sĩ cần cân nhắc và thảo luận với bệnh nhân kỹ để đưa ra lựa chọn thích hợp.

2.4 Điều trị giảm cân bằng phẫu thuật

Biện pháp này được xem xét sau khi đã thất bại với các biện pháp điều trị giảm cân không dùng thuốc. Phẫu thuật giảm cân được chỉ định với các trường hợp BMI từ 40kg/m2 trở lên (BMI từ 37,5kg/m2 với người châu Á) và người BMI từ 35-39,9kg/m2 (32,5-37,4kg/m2 với người châu Á) không đạt được giảm cân bền vững hoặc cải thiện các bệnh đồng mắc (bao gồm tăng đường huyết).

Phẫu thuật dạ dày, ruột hiệu quả nhất đối với người bệnh béo phì nghiêm trọng trọng trong trung và dài hạn. Hiện có 3 phương pháp phẫu thuật giảm béo phổ biến nhất là: Nối tắt dạ dày (có thể giảm 14-20 đơn vị BMI); thắt đai dạ dày (giảm 8-12 đơn vị BMI) và cắt tạo hình dạ dày hình ống (giảm 10-18 đơn vị BMI).

Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm khác nhau nhưng đều có hiệu quả giảm cân mạnh.

spot_img
Bài viết liên quan
spot_img

Bài viết nổi bật

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám