33 C
Hanoi
Thứ Bảy, 27/07/24
spot_img
Trang chủĐẹp dángKinh nghiệm giảm cânTrẻ em có nên ăn keto để giảm cân?
spot_img

Trẻ em có nên ăn keto để giảm cân?

(Thammykorea) – Chế độ ăn kiêng keto cho phép hấp thu chất béo lớn nhưng lượng carbohydrate lại thấp, không tốt cho trẻ chưa dậy thì.

Trả lời câu hỏi “tại sao ăn kiêng keto không tốt cho trẻ nhỏ và trẻ em đang ở độ tuổi dậy thì”, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc y khoa, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết chế độ ăn keto loại bỏ 3 trong số 5 nhóm thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, nhất là vitamin, khoáng chất thiết yếu mà trẻ cần cho sự phát triển.

Chế độ ăn keto giảm rất thấp lượng carbohydrate (carb) nên giàu protein và chất béo. Thực đơn thường bao gồm nhiều thịt, trứng, xúc xích, pho mát, cá, các loại quả hạch, bơ, dầu, hạt và rau… Các chế độ ăn keto phổ biến cho thấy trung bình có 70-80% chất béo từ tổng lượng calo hàng ngày, 5-10% carbohydrate và 10-20% protein.

Nếu trẻ ăn theo chế độ keto, bé có thể bỏ lỡ nhiều nhóm thực phẩm tốt như sữa chứa nhiều vitamin D và canxi cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của xương. Trẻ cũng có thể thiếu trái cây có nhiều chất xơ, vitamin C, kali hay các loại ngũ cốc giúp thúc đẩy sự phát triển của não bộ, cung cấp cho trẻ năng lượng để phát triển, vui chơi.

Trẻ em có thể cảm thấy không thoải mái sau khi bắt đầu ăn keto. Trẻ có thể mắc phải táo bón khi ba mẹ loại bỏ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây. Chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ có thể khiến bé khó đại tiện. Trẻ em theo chế độ ăn keto cũng có thể thiếu năng lượng, đặc biệt là trong thời gian đầu, nếu không dùng chất bổ sung, lượng calo có thể thấp hơn lượng mà trẻ em đang lớn cần.

Thiếu carbohydrate thực sự đáng lo ngại đối với trẻ em. Ba mẹ đang tước đi nguồn nhiên liệu ưa thích của não, sự thiếu hụt đó có thể dẫn đến mệt mỏi và khó tập trung. Điều đó sẽ khó khăn cho trẻ đang cố gắng học tốt ở trường hoặc mục đích vận động, thể thao.

Trẻ nên duy trì chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe. Ảnh: Freepik

Trẻ nên duy trì chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe. Ảnh: Freepik

Thiếu chất dinh dưỡng có thể gây ra các vấn đề như sức khỏe xương kém, tăng trưởng chậm. Một trong những tác dụng phụ được nhắc đến nhiều nhất của keto là “cúm keto”. Những người đang điều chỉnh chế độ ăn kiêng cho biết họ gặp phải một loạt trnghĩ rằng một số loại thực phẩm như trái cây, rau quả là không lành mạnh, ngay cả chất dinh dưỡng, chất xơ và năng lượng quan trọng cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển tối ưu.

BS An Pha khuyên, một chương trình kiểm soát cân nặng như keto cần có sự giám sát, điều chỉnh chặt chẽ của bác sĩ dinh dưỡng. Trẻ em đang phát triển không giống như người lớn, kế hoạch giảm cân cấp tốc không nên áp dụng. Điều quan trọng là phải tập cho trẻ các thói quen ăn uống, lối sống khoa học để trẻ giảm cân, kiểm soát cân nặng thành công.

Việc cải thiện chỉ số BMI quan trọng đối với trẻ thừa cân hoặc béo phì, nhưng chúng có thể không cần chế độ ăn kiêng hạn chế calo để đạt được điều đó. Bởi vì trẻ em nhanh chóng đốt cháy năng lượng, có thể đạt chỉ số BMI tốt hơn. Việc cần làm của bé là giảm lượng calo dư thừa nạp vào cơ thể hàng ngày.

Nếu ba mẹ lo lắng về bệnh béo phì ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên, cách để chống lại điều đó là loại bỏ thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, bánh kẹo chứ không phải loại bỏ các nhóm thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ. Hạn chế thực phẩm có nguồn gốc thực vật không phải là câu trả lời cho việc giảm cân.

Ba mẹ cần chọn cho trẻ chế độ thực phẩm ít béo như: thịt nguội có ít chất béo như thịt gà; chọn bánh mì nguyên cám thay vì bánh mì trắng; ưu tiên trái cây tươi thay vì cốc trái cây; bỏ qua nước sốt phô mai hoặc bỏ qua hoàn toàn; chọn nước lọc tinh khiết thay vì soda cho trẻ sử dụng hàng ngày.

“Thực tế, một kế hoạch giảm cân cho trẻ em phải được điều chỉnh theo nhu cầu và tình trạng dinh dưỡng cụ thể của trẻ”, bác sĩ An Pha cho biết.

Trẻ cũng cần vận động nhiều hơn. Nếu một đứa trẻ không hoạt động, vô tư say mê những món ăn vặt nhiều năng lượng, như khoai tây chiên có thể bị mất cân bằng lượng calo lớn. Nếu kéo dài hơn một năm, sự mất cân bằng đó có thể đồng nghĩa với việc tăng cân quá mức ở một đứa trẻ vốn thừa cân. Cha mẹ nên khuyến khích con bước ra khỏi màn hình điện thoại để di chuyển, vận động thể lực.

spot_img
Bài viết liên quan
spot_img

Bài viết nổi bật

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám