Danh mục bài viết
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các loại đậu có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn mà không có chất béo bão hòa như trong một số sản phẩm động vật. Theo đó, có tác dụng hỗ trợ giảm cân và kiểm soát cơn đói. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim…
Bên cạnh đó, đậu cũng chứa nhiều khoáng chất và chất xơ giúp giảm huyết áp một cách tự nhiên. Một lợi ích khác của việc ăn đậu là chúng chứa nhiều kali, ít natri tự nhiên và chứa canxi, có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, đậu có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng khác nhau giúp dễ tiêu thụ hằng ngày.
2. Các loại đậu tốt cho tim mạch và cách chế biến
2.1. Đậu đen
Đậu đen chứa canxi, phốt pho… là những nguyên liệu cần thiết giúp xương chắc khỏe. Loại đậu này cũng chứa folate và magiê, giúp giảm huyết áp. Theo Neron Francis, chuyên gia dinh dưỡng tại New York, Mỹ, ngoài tác dụng giảm cholesterol, các loại tinh bột kháng như đậu đen còn cung cấp thức ăn cho hệ vi sinh vật đường ruột, giúp giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Cách chế biến:
Cách 1 – Nước đậu đen: Đun sôi 1 lít nước rồi cho khoảng 60g đậu đen đã rang vào, đậy nắp và đun tiếp 5-10 phút cho dưỡng chất trong đậu đen thôi ra hết.
Lưu ý: Không uống nước đậu đen khi có các vấn đề tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng, viêm đại tràng…
Nước đậu đen
Cách 2 – Salad đậu đen
Nguyên liệu:
- Đậu đen (đã nấu chín)
- Ngô (nấu chín)
- Ớt chuông đỏ (thái nhỏ)
- Hành tím (thái nhỏ)
- Tỏi (tép lớn, băm nhỏ)
- Rau mùi (thái nhỏ)
- Dầu ôliu nguyên chất
- Chanh (ép lấy nước cốt)
- Muối biển & tiêu đen (tuỳ khẩu vị)
Cách làm: Trộn các nguyên liệu trong một tô lớn và thưởng thức.
Ngoài ra, còn rất nhiều cách chế biến đậu đen thành các món ăn khác nhau như chè đậu đen, cơm dừa đậu đen… mà mỗi người có thể áp dụng cho chính mình tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích riêng
2.2 Đậu trắng
Đậu trắng chứa nhiều chất xơ, vitamin A, chất béo, folat, protein, carbohydrat… tốt cho người tăng huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường, người mệt mỏi, ăn kém…
Trong y học cổ truyền, đậu trắng tính bình, không độc, có tác dụng bổ 5 tạng, hỗ trợ 12 kinh mạch.
Đậu trắng
Cách chế biến đậu trắng tốt cho tim mạch:
Cách 1: Đậu trắng hầm tỏi
-Nguyên liệu: Đậu trắng, tỏi vừa đủ
-Cách làm: Cho đậu trắng, tỏi và 2 lít nước vào hầm cho tới khi nước cạn còn 1 chén, ăn ngày 3 lần.
Cách 2: Salad đậu trắng
-Nguyên liệu: Đậu trắng đã nấu chín, cà chua bi, rau sống, hành, tỏi, giấm, dầu ăn, chanh, đường.
-Cách làm: Trộn các nguyên liệu trên trong bát, gia giảm gia vị cho phù hợp khẩu vị và thưởng thức.
Đậu trắng còn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chè đậu trắng khoai môn, đậu trắng hầm thịt gà lá ngải, đậu trắng hầm xương bò… để bạn lựa chọn sử dụng vào thời điểm thích hợp.
Lưu ý: Khi sử dụng đậu trắng để chế biến món ăn, nên ngâm trước khoảng 30 phút để đậu nhanh nhừ hơn.
2.3 Đậu nành
Đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các loại đậu khác. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nửa cốc đậu nành chứa 34 gam protein và 1.675 miligam (mg) kali, trong khi nhiều loại đậu khác có khoảng 8 hoặc 9 gam protein trong mỗi nửa cốc.
Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây ở Toronto, Canada, tại Bệnh viện St. Micheals, đã kết luận rằng protein đậu nành có thể làm giảm đáng kể cholesterol xấu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Sữa đậu nành
Cách dùng đậu nành tốt cho tim mạch:
Sữa đậu nành
-Nguyên liệu: Đậu nành, đường hoặc sữa đặc.
-Cách làm:
- Ngâm đậu nành trong nước qua đêm để hạt đậu nở căng. Lọc bỏ vỏ đậu và cho vào máy xay sinh tố, thêm nước và xay nhuyễn.
- Lọc hỗn hợp lấy nước, bỏ bã. Nên lọc 2-3 lần để loại bỏ hết bã đậu.
- Đổ nước đậu đã lọc vào nồi và đun trên lửa nhỏ đến khi sôi, cho thêm đường hoặc sữa đặc. Tiếp tục đun sôi 5-10 phút.
- Sữa đậu có thể uống nóng, ấm hoặc lạnh tùy thuộc vào sở thích.
Lưu ý: Với người mắc bệnh lý cholesterol máu cao, xơ vữa mạch máu, béo phì, huyết áp cao… nên sử dụng 400-500ml sữa đậu nành mỗi ngày.
Tuy nhiên, đậu nành còn được chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như đậu phụ, tào phớ… nên có thể luân chuyển sử dụ