Ngày 1/2, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, cho biết hầu hết rau thơm đều chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như sắt, canxi, magie, niacin, riboflavin, vitamin A, C, photpho, kẽm, pyridoxin, đồng, manga… Nhờ những thành phần này, các loại rau thơm có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần, giúp cơ thể chống bệnh tật.
Cụ thể, công dụng của rau thơm như sau:
Tăng cường sức khỏe tâm lý
Nhiều nghiên cứu cho biết tiêu thụ các loại thảo dược có thể cải thiện chức năng nhận thức. Các loại rau có mùi thơm cũng giúp cải thiện trí nhớ, chống lại các bệnh não nghiêm trọng, bao gồm cả Alzheimer.
Giảm nguy cơ mắc ung thư
Sử dụng rau mùi tây và một số loại rau thơm khác có thể hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Rau mùi tây chứa lượng apigenin rất cao có thể giảm cơ hội phát triển của tế bào ung thư và khối u trong cơ thể người, theo bác sĩ Sơn.
Tăng cường nhu động ruột
Tiêu thụ các loại rau thơm, đặc biệt là bạc hà có thể làm giảm các cơn đau và kích thích ở ruột, đại tràng; cải thiện Hội chứng ruột kích thích.
Đặc tính chống viêm
Các loại rau thơm, thảo mộc có tác dụng chống viêm, giảm đau và hỗ trợ điều trị viêm đau khớp. Ngoài ra, các loại thảo mộc cũng góp phần ngăn sự hình thành của các chất chống viêm, giảm sưng đau và hạn chế những yếu tố gây tổn thương.
Quan tâm: Công dụng của lá bạc hà với sức khỏe đáng ngạc nhiên!
Giàu chất chống oxy hóa
Húng quế và các loại rau thơm khác chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên. Do đó, hãy thêm một ít rau thơm, đặc biệt là húng quế vào công thức nấu ăn hàng ngày. Các chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể chống lại các gốc tự do và hạn chế bệnh lý nghiêm trọng.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch có trách nhiệm tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi trùng gây hại cơ thể. Các loại rau thơm có thể hỗ trợ con người điều trị các vấn đề nhiễm trùng như cảm lạnh, cúm, viêm nhiễm dạ dày, chướng bụng khó chịu ở dạ dày, ho, sổ mũi, chán ăn,… Nhờ vào khả năng chống lại nhiễm trùng, việc sử dụng rau thơm thường xuyên có thể giúp hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn.
Tốt cho tim mạch
Húng quế đặc biệt tốt cho bệnh nhân tim mạch. Húng quế chứa các chất chống viêm, chống oxy mạnh mẽ có thể hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu cho biết, tiêu thụ tinh dầu húng quế thường xuyên cũng có thể làm giảm cholesterol, triglyceride và làm hạ đường huyết.
Kháng khuẩn và chống nấm
Các loại rau thơm thường có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, chống lại nhiễm trùng do thực phẩm, bệnh lý và dị ứng. Do đó người thường bị dị ứng thực phẩm, bệnh dị ứng có thể thêm rau thơm vào công thức nấu ăn hàng ngày để hỗ trợ cải thiện bệnh.
Quan tâm: Ăn 1 quả táo/ngày giúp cải thiện mỡ máu như thế nào?
Hỗ trợ giảm đau
Nhiều nghiên cứu cho biết việc tiêu thụ thảo mộc có thể làm giảm đau nhức, bao gồm viêm đau khớp. Bên cạnh đó, các loại thảo mộc cũng góp phần hỗ trợ điều trị viêm khớp, nhức mỏi tay chân. Ngoài ra, các loại rau thơm cũng được sử dụng phổ biến để cải thiện cơn đau. Chẳng hạn ở Trung Quốc, bạc hà được sử dụng để điều trị đau bụng kinh, cải thiện tình trạng đau dạ dày.
Chống trầm cảm
Các loại rau thơm, thảo mộc có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề về cảm xúc và chống trầm cảm. Mùi thơm của các loại thảo mộc như bạc hà, húng quế được cho là có thể làm giảm căng thẳng, làm dịu tâm trạng và ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng.
Hỗ trợ sức khỏe xương
Tiêu thụ các loại rau thơm có thể cải thiện sức khỏe của xương khớp bằng cách giảm viêm, sưng và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các loại rau như rau mùi tây, húng quế chứa nhiều canxi, có thể duy trì sức khỏe răng, xương và cột sống.
Các loại rau thơm mang lại nhiều công dụng hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe. Do đó, bác sĩ Sơn khuyến nghị hãy kết hợp các loại rau thơm vào công thức nấu ăn hàng để để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các vấn đề y tế khác nhau.